top of page
Ảnh2.jpg

Khóa múa cơ bản dành cho trẻ mới bắt đầu

Giai đoạn làm quen ban đầu rất quan trọng, trẻ cần luyện tập thường xuyên để đánh thức các phần cơ gân được phát triển toàn diện

  • THỜI LƯỢNG: 132 buổi (chia 3 cấp độ), mỗi buổi 60 phút

  • Tương đương: Khoảng 16 tháng đối với lớp học 2 buổi/tuần & 33 tháng đối với lớp học 1 buổi/tuần

Giai đoạn làm quen ban đầu rất quan trọng, trẻ cần luyện tập thường xuyên để đánh thức các phần cơ gân được phát triển toàn diện

Mục tiêu của khóa học

Giai đoạn làm quen ban đầu rất quan trọng, trẻ cần luyện tập thường xuyên để đánh thức các phần cơ gân được phát triển toàn diện

  • THỜI LƯỢNG: 132 buổi (chia 3 cấp độ), mỗi buổi 60 phút

  • Tương đương: Khoảng 16 tháng đối với lớp học 2 buổi/tuần & 33 tháng đối với lớp học 1 buổi/tuần

Về thể chất

  • Giúp trẻ phát triển khả năng di chuyển linh hoạt, dẻo dai và cải thiện sự cân bằng cơ thể thông qua các động tác vươn, duỗi, nhún.

  • Thông qua các bài tập như nhón chân, ngồi xổm và giữ thăng bằng, trẻ sẽ phát triển sức mạnh ở chân, tay và các nhóm cơ khác.

  • Giúp trẻ có một cơ thể linh hoạt, dẻo dai, tư thế đứng chuẩn. Các động tác của ballet giúp các đốt sống vươn dài, thẳng, khắc phục hiệu quả bệnh gù lưng và cong vẹo cột sống. Ballet còn giúp mở rộng ngực, hai cánh tay, phần chân, kéo dài cơ thể giúp dáng đứng sẽ thẳng và cao hơn. Thông qua các bài tập về phần chân và lưng giúp trẻ phát triển sức mạnh về các nhóm cơ và gân.

  • Trẻ học cách phối hợp giữa các bộ phận cơ thể khi thực hiện các động tác múa, giúp cải thiện sự phối hợp vận động và tăng cường khả năng kiểm soát cơ thể.

Về tinh thần

  • Tăng cường tự tin khi thể hiện bản thân trước người khác.

  • Múa yêu cầu sự tập trung cao vào động tác và hướng dẫn của giáo viên, giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, kiên nhẫn và khả năng lắng nghe.

  • Thông qua các bài tập múa tự do, trẻ học cách biểu đạt cảm xúc và ý tưởng thông qua động tác cơ thể, giúp phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo.

  • Được hòa mình vào âm nhạc và động tác nhẹ nhàng của ballet giúp trẻ cảm thấy thư giãn và vui vẻ, giảm căng thẳng.

Về kỹ năng xã hội

  • Nắm vững các động tác cơ bản của ballet như tư thế chuẩn, các bước nhảy đơn giản và những chuyển động cơ bản.

  • Trẻ học cách cảm nhận nhịp điệu, giai điệu và biểu diễn theo nhạc, từ đó phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

  • Chương trình có các bài tập hoặc biểu diễn nhóm, giúp trẻ học cách làm việc và phối hợp với bạn bè, từ đó phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

  • Trẻ được khuyến khích khám phá và thể hiện bản thân qua từng động tác, phát triển kỹ năng trình diễn tự tin và tự nhiên hơn.

Cấp độ 1 cơ bản (36 buổi)

Khởi đầu với múa ballet và làm quen với nhịp điệu

Mục tiêu

  • Giúp trẻ làm quen với khái niệm và các chuyển động cơ bản của múa ballet.

  • Phát triển cảm nhận về âm nhạc, nhịp điệu và không gian.

  • Xây dựng sự cân bằng, linh hoạt và khả năng phối hợp tay chân.

  • Phát triển khả năng điều khiển cơ thể và làm quen với các động tác múa cơ bản

Lưu ý:

Giai đoạn làm quen ban đầu này bé sẽ cảm thấy có chút đau cơ khi thực hành các bài tập kỹ thuật nền tảng, có thể sẽ khiến con nản lòng. Cảm giác đau là bình thường, sẽ qua nhanh khi con duy trì đều đặn các buổi tập luyện và bố mẹ đồng hành cùng con bằng những khích lệ động viên. Đây là giai đoạn rất quan trọng để xây nền tảng kỹ thuật cho con, chỉ khi tập tốt giai đoạn này, con mới có đủ kỹ thuật và kỹ năng để tự tin trình diễn các bài múa trong tương lai một cách an toàn, khỏe mạnh và đẹp mắt.

Khung nội dung chính

LƯU Ý: Sự tiến bộ của từng học viên phụ thuộc vào năng khiếu và việc tập luyện chuyên cần trong quá trình học, theo đó, rất cần sự đồng hành của các phụ huynh trong quá trình nỗ lực của các con. Cuối mỗi Cấp độ, Hội đồng Chuyên môn của Trung tâm FFC sẽ có đánh giá và điều chỉnh phù hợp với năng lực của học viên.

Làm quen với tư thế và động tác cơ bản

  • Tập luyện phần khởi động làm nóng cơ thể và các kỹ thuật giãn cơ nhẹ.

  • Rèn luyện 5 tư thế đứng cơ bản. Kỹ thuật đứng và thăng bằng trên ngón chân. Cảm nhận cơ thể qua việc giãn cơ nhẹ nhàng.

  • Làm quen các động tác cơ bản: Plié, Tendu, Relevé, Port de bras, Balance

  • Kết hợp các tư thế đứng và động tác cơ bản để tạo thành chuỗi động tác nhỏ sao cho thành thục.

Bài thực hành:

Chơi các trò chơi di chuyển theo nhịp nhạc, giúp trẻ phát triển sự nhạy bén với âm nhạc.

Bước di chuyển kết hợp

  • Các bài tập giãn cơ khởi động tập trung vào nhóm cơ chân để chuẩn bị cho các bước di chuyển, đặc biệt là bài tập kiễng chân để giúp thăng bằng và dẻo dai.

  • Thực hiện chính xác các bước di chuyển căn bản, trong quá trình hướng dẫn, giáo viên tập trung vào việc giúp trẻ giữ thăng bằng và di chuyển nhẹ nhàng.

Bài tập thực hành:

  • Kết hợp Chassé và Glissade

  • Chuỗi Pas de Bourrée kết hợp Chassé để tạo thành chuỗi di chuyển liên tục.

  • Bài tập kết hợp tay và chân.

Kết hợp tay chân và nhịp điệu

  • Khởi động bằng các động tác kéo giãn cơ, tập trung vào các nhóm cơ lớn như đùi, bắp chân và vai.

  • Kỹ thuật kết hợp tay chân cùng nhịp điệu đúng và đều.

  • Cảm nhận và điều chỉnh được động tác theo nhịp điệu của âm nhạc, biết cách kết hợp chuỗi động tác liên tục với sụ đồng đều giữa tay và chân.

Bài thực hành: Các bài tập kết hợp tay chân và nhịp điệu giúp trẻ kết hợp nhuần nhuyễn các động tác tay, chân và nhịp điệu để tạo thành chuỗi chuyển động liên tục:

  • Bài tập kết hợp tay và chân cơ bản: Chassé & Arm Positions; Port de Bras

  • Bài tập kết hợp chuỗi động tác: Demi-plie, Battement Tendu & Chassé sau đó di chuyển tay theo các vị trí đã học kết hợp nhịp nhàng với chân theo nhạc nền với nhịp tăng dần.

  • Bài tập nhịp điệu tự do: Học viên sáng tạo các chuỗi động tác kết hợp tay và chân theo nhạc, khuyến khích sự tự do trong cảm nhận nhịp điệu.

Báo cáo cuối kỳ

Nội dung biểu diễn:

  • Trình diễn các bước di chuyển ballet cơ bản đã học.

  • Thực hiện bài múa đơn giản để thực hành kỹ thuật và cảm thụ âm nhạc.

Tiêu chí đánh giá:

  • Khả năng thực hiện các tư thế đứng, động tác tay và chân cơ bản.

  • Khả năng nhận biết nhịp điệu và di chuyển theo giai điệu nhạc.

  • Khả năng giữ thăng bằng trong các động tác đứng và nhảy.

  • Sự tự tin trong biểu diễn.

Cấp độ 2 cơ bản - Phần 1 (36 buổi)

Phát triển kỹ thuật ballet và kết hợp múa đương đại

Mục tiêu

  • Phát triển kỹ thuật di chuyển, xoay, nhảy của ballet ở mức cao hơn;

  • Làm quen với kỹ thuật múa đương đại, tập trung vào tính tự do và biểu cảm;

  • Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc qua các phong cách khác nhau;

  • Phát triển kỹ năng linh hoạt, sáng tạo và biểu cảm trong múa.

Dặn dò học sinh & phụ huynh:

Giai đoạn này con không còn đau nữa nhưng sẽ gặp thách thức với những động tác khó hơn, đồng thời đây cũng là giai đoạn xây dựng cho con sự hứng thú và đam mê bởi sự kết hợp giữa ballet và múa đương đại sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ cơ thể. Mong các bố mẹ luôn đồng hành và cổ vũ con!

Cấp độ 2 cơ bản - Phần 1: Khung nội dung chính

Làm quen với các động tác múa đương đại

  • Giới thiệu múa đương đại và các nguyên tắc cơ bản: Tìm hiểu nguyên tắc Floorwork (di chuyển trên sàn, lăn, cuộn cơ thể) và Release technique (thả lỏng cơ thể, sử dụng trọng lực).

  • Chuyển động mềm mại và liên tục: Tìm hiểu kỹ thuật “Flow” (chuyển động liền mạch, mượt mà giữa các tư thế) và “Isolation” (Phân tách chuyển động từng phần của cơ thể).

  • Kỹ thuật xoay và thăng bằng: Cuộn, xoay người theo nhiều hướng. Thực hành dừng và giữ thăng bằng trong các chuyển động.

  • Nhảy và nhảy bước dài: Phân tích sự khác biệt giữa kỹ thuật nhảy trong ballet và múa đương đại. Thực hành các động tác nhảy và nhảy bước dài mạnh mẽ, sáng tạo (Jump and Leap)

Bài thực hành:

Tự do sáng tạo động tác dựa trên âm nhạc và cảm xúc.

Kết hợp múa ballet và đương đại 

  • Sự linh hoạt giữa chuyển động đứng và sàn khi kết hợp động tác Plie và Tendu Floorwork.

  • So sánh giữa xoay trong ballet và múa đương đại khi kết hợp Pirouette với Spirals.

  • Kỹ thuật nhảy và nhảy bước dài trong cả ballet và đương đại với động tác thực hành Sauté kết hợp với các cú Jump and Leap.

  • Khám phá sự tự do của Improvisation trong khung của Adagio tạo nên chuyển động lả lướt và ngẫu hứng

  • Arabesque và Attitude kết hợp với Release technique giúp thả lỏng cơ thể và chuyển động một cách tự nhiên.

Bài thực hành: Thực hiện chuỗi động tác kết hợp giữa ballet và múa hiện đại theo bài nhạc pop hoặc nhạc nhẹ.

Thực hành các bài múa theo phong cách đương đại

  • Tập luyện giữ thăng bằng và kết hợp xoay với động tác tay.

  • Kết hợp các động tác mạnh mẽ và nhẹ nhàng trong cùng một chuỗi bài tập. Học cách điều khiển cơ thể và biểu đạt cảm xúc qua từng động tác.

Bài thực hành:

  • Bài múa theo phong cách đương đại, kết hợp với các kỹ thuật ballet đã học.

  • Bài múa ngắn với chủ đề thiên nhiên: Floorwork, Jump & Leap kết hợp với Port de bras.

  • Bài múa với sự kết hợp của Improvisation, Isolation và Pas de chat, Glissade.

  • Bài múa cảm xúc với Suspension, Contraction and Release và Developpé.

Báo cáo cuối kỳ

Nội dung biểu diễn:

  • Trình diễn các kỹ thuật.

  • Trình diễn bài múa kết hợp cả ballet và hiện đại, thể hiện sự linh hoạt và biểu cảm.

Tiêu chí đánh giá:

  • Khả năng thực hiện các động tác ballet phức tạp như nhảy, xoay và giữ thăng bằng.

  • Khả năng biểu cảm tự do và thực hiện các động tác mềm mại, tự nhiên của múa đương đại.

  • Khả năng kết hợp các phong cách múa khác nhau và thể hiện sự sáng tạo trong biểu diễn.

  • Khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể khi di chuyển trong cả ballet và múa hiện đại.

  • Thái độ và tinh thần học tập: Học viên có sự hợp tác, nỗ lực và tích cực trong suốt khóa học.

Cấp độ 3 cơ bản (24 buổi)

Hoàn thiện kỹ thuật và phát triển sự sáng tạo

Mục tiêu

  • Hoàn thiện các kỹ thuật ballet cơ bản và kết hợp chúng một cách tự nhiên trong các bài biểu diễn.

  • Tăng cường khả năng phối hợp, đồng đội qua các bài múa nhóm và phát triển sự tự do sáng tạo.

  • Giúp trẻ tạo ra các chuỗi động tác dựa trên kỹ thuật đã học, đồng thời biểu đạt cảm xúc thông qua múa.

Lưu ý:

Ở giai đoạn này các con đã xây dựng được nền tảng cơ bản về kỹ thuật múa và xác định được niềm yêu thích cũng như có mong muốn được theo đuổi bộ môn này lâu dài hay không. Khi kết thúc Cấp độ 3 này, bố mẹ có thể định hướng con học tiếp để vững kỹ thuật cơ bản thêm hoặc thi lên mức độ cao hơn để thử thách bản thân.

Cấp độ 3 cơ bản: Khung nội dung chính

Hoàn thiện kỹ thuật và phát triển tư duy sáng tạo

  • Củng cố các kỹ thuật cơ bản của ballet, múa đương đại và dân gian.

  • Giới thiệu các bài múa tự do, cho phép trẻ sáng tạo chuỗi động tác từ các kỹ thuật đã học.

  • Học cách phối hợp với nhạc và tạo cảm hứng từ âm thanh để phát triển các chuỗi động tác.

  • Luyện tập sự linh hoạt trong việc di chuyển bằng cách kết hợp nhiều bước nhảy nhẹ. Khuyến khích trẻ kết hợp các yếu tố ballet và nhịp điệu hiện đại để sáng tạo các bước nhảy và chuyển động của riêng mình.

  • Phối hợp các động tác từ các phong cách múa trong cùng một bài.

Bài thực hành: Tập các chuỗi động tác tự do ngẫu hứng dựa trên nhạc nền khác nhau để trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu và sáng tạo.

Khám phá nhịp điệu và sự sáng tạo trong chuyển động

  • Ghép các động tác và kỹ thuật đã học thành một chuỗi chuyển động theo nhạc với các bước kết hợp tay, chân và nhảy nhằm ôn lại toàn bộ các kỹ thuật đã học như Plié, Relevé, Sauté, Tendu, Jeté…

  • Tập luyện các bài múa nhóm cơ bản, chú trọng vào sự đồng đều và phối hợp nhịp nhàng.

  • Học cách điều chỉnh động tác theo nhịp nhạc và đồng đội trong nhóm.

  • Kết hợp các chuỗi động tác ballet cơ bản thành một bài múa hoàn chỉnh.

Bài thực hành:

  • Khuyến khích sự sáng tạo trong nhóm, mỗi thành viên đóng góp ý tưởng để tạo bài múa chung.

Tạo dựng bài múa tự do theo chủ đề

  • Chọn một chủ đề múa như "thiên nhiên", "cảm xúc" hoặc "trò chơi" để trẻ phát triển bài múa tự do.

  • Khuyến khích trẻ sử dụng các động tác ballet cơ bản và kết hợp với các động tác tự do theo cảm xúc.

  • Phát triển khả năng biểu cảm theo chủ đề và nhấn mạnh yếu tố sáng tạo trong các động tác.

  • Học cách kết hợp các đoạn múa cá nhân và nhóm để tạo nên bài biểu diễn dài hơn. Tập trung vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm và sự tự tin khi biểu diễn.

Bài thực hành:

  • Bài múa cá nhân thể hiện chuỗi liên hoàn các động tác kỹ thuật trên nền nhạc, phát triển thêm về biểu cảm và kỹ thuật.

Kết quả cuối kỳ & trao chứng nhận khóa cơ bản

Nội dung biểu diễn :

  • Trình diễn bài múa thiên về đội hình nhóm và kỹ thuật cá nhân.

  • Tham gia kỳ thi tuyển chọn thành viên cho khóa Múa nâng cao. Đề bài chính: Mỗi học viên sẽ biểu diễn đoạn múa tự do dựa trên nền nhạc được giao, thể hiện khả năng sáng tạo và kỹ thuật múa của bản thân

Tiêu chí đánh giá:

  • Sự hoàn thiện về kỹ thuật ballet cơ bản và khả năng sáng tạo trong các động tác múa tự do.

  • Khả năng sáng tạo dựa trên chủ đề được giao.

  • Sự phối hợp khi biểu diễn nhóm.

  • Khả năng biểu đạt cảm xúc và tự tin khi đứng trên sân khấu.

Cấp độ 2 cơ bản - Phần 2 (36 buổi)

Phát triển kỹ thuật ballet kết hợp với múa dân gian

Mục tiêu

  • Kết hợp các kỹ thuật ballet đã học với các yếu tố múa dân gian để mở rộng kỹ năng và sự đa dạng trong biểu diễn.

  • Giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về văn hóa thông qua các động tác múa dân gian, đồng thời tăng cường sự linh hoạt và uyển chuyển trong các động tác.

  • Giúp trẻ học cách biểu cảm qua các phong cách dân gian khác nhau, tạo ra sự kết nối hài hòa giữa hai phong cách múa trong biểu diễn. Phần này giúp trẻ không chỉ phát triển kỹ thuật múa mà còn hiểu sâu hơn về văn hóa dân gian, qua đó thể hiện sự đa dạng trong biểu diễn.

Cấp độ 2 cơ bản - Phần 2: Khung nội dung chính

Sự linh hoạt trong ballet và động tác dân gian

Linh hoạt phần thân và tay:

  • Ballet: Arm positions (vị trí tay), Port de bras (chuyển động tay)

  • Dân gian: Lượn tay (múa dân tộc Thái), vẫy tay nhẹ nhàng (múa nón).

  • Thực hành Port de bras với động tác lượn tay truyền thống.

Linh hoạt phần chân và thân dưới:

  • Ballet: Plié, Tendu, Battement

  • Dân gian: Bước chân nhẹ nhàng (múa nón), nhảy sạp.

Chuyển động toàn thân:

  • Ballet: Chaine turns (xoay vòng), Sauté (nhảy nhỏ)

  • Dân gian: Nhảy sạp, lắc hông (múa Chăm).

  • Thực hành Chaine turns kết hợp với nhảy sạp.

Kết hợp kỹ thuật xoay ballet và các bước di chuyển dân gian

Kỹ thuật xoay cơ bản:

  • Ballet: Pirouette (xoay trên một chân), Spotting (định vị xoay)

  • Dân gian: Xoay tay, chân kết hợp trong múa mâm (múa Khmer).

  • Thực hành Pirouette kết hợp xoay tay trong múa mâm.

Kỹ thuật xoay nâng cao:

  • Ballet: Fouetté turns

  • Dân gian: Xoay vòng với quạt (múa quạt), xoay vòng với nón (múa nón).

  • Thực hành Fouetté turns kết hợp với sử dụng quạt/nón trong múa dân gian.

Bước di chuyển và xoay phối hợp:

  • Ballet Chassé, Glissade

  • Dân gian: Bước chân đi lướt trong múa lụa (múa Bắc Bộ), xoay liên tục trong múa Chăm.

  • Thực hành kết hợp bước chân ballet với di chuyển và xoay trong múa dân gian.

Học các bài múa dân gian theo phong cách truyền thống

  • Thực hành các động tác cơ bản của một số điệu múa dân gian tiêu biểu như múa trống cơm, múa xòe Thái, múa Chăm, múa lân, múa quạt.

  • Phát triển khả năng kiểm soát cơ thể, biểu đạt thần thái và cảm xúc qua từng động tác.

  • Tăng cường kỹ thuật di chuyển trong không gian, phối hợp giữa các bộ phận cơ thể.

  • Tăng cường tính biểu cảm và động tác trong múa dân gian miền Nam (múa Khmer, múa lân)

  • Tìm hiểu thêm các điệu múa dân gian nước ngoài, ví dụ như điệu Flamenco

  • Kiểm tra kỹ thuật cá nhân thông qua biểu diễn một bài múa dân gian đã học.

Báo cáo cuối kỳ

Nội dung biểu diễn:

  • Trình diễn về kỹ thuật

  • Biểu diễn bài múa dân gian kết hợp với ballet

Tiêu chí đánh giá :

  • Sự tiến bộ trong việc thực hiện các động tác ballet phức tạp và kết hợp với động tác dân gian.

  • Khả năng thực hiện các bài múa dân gian với sự chính xác về nhịp điệu và động tác.

  • Khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa phong cách ballet và dân gian trong cùng một bài biểu diễn.

  • Khả năng biểu cảm và tự tin khi biểu diễn.

bottom of page